Vùng văn hóa Á Đông
Vùng văn hóa Á Đông

Vùng văn hóa Á Đông

Vùng văn hóa Á Đông (chữ Nôm: 塳文化亞東) hay vùng văn hóa Đông Á (chữ Nôm: 塳文化東亞) hay còn gọi là vùng văn hóa chữ Hán (chữ Nôm: 塳文化𡨸漢), Đông Á văn hóa quyển (chữ Hán: 東亞文化圈), Hán tự văn hóa quyển (chữ Hán: 漢字文化圈) hoặc đơn giản hơn với cách gọi Á Đông (亞東) hay Hán quyển (漢圈), là tên gọi chỉ cộng đồng các nước ở khu vực Đông ÁĐông Nam Á chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, bao gồm sự ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Nho giáoPhật giáo, đã từng sử dụng chữ Hán làm công cụ truyền bá ngôn ngữ và truyền tải văn hóa, theo thống nhất học thuật, như Đại Trung Hoa (bao gồm Trung Quốc, Hồng Kông, Ma CaoĐài Loan), Việt Nam, Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên, hoặc đang sử dụng chữ Hán làm công cụ truyền bá ngôn ngữ và truyền tải văn hóa như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản.[1]Văn hóa quyển chữ Hán cụ thể chỉ Trung Quốc (đất mẹ của chữ Hán), hoặc có từng thời kỳ tại Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản. Những khu vực nói trên chủ yếu là vùng văn hóa lúa nước, có cơ chế sách phong. Ngoài ra còn có một số dân tộc du mục như dân tộc Mông Cổ, Tây Tạng, tuy nằm trong Văn hóa quyển chữ Hán, nhưng không sử dụng chữ Hán. Đôi khi khái niệm còn bao gồm cả Singapore, quốc gia vốn độc lập khỏi Malaysia nhưng hiện nay có đa số là người Hoa. Không nên nhầm lẫn vùng văn hóa Đông Á với Đại Trung Hoa hay Trung Quốc, bao gồm các quốc gia nơi dân số nói tiếng Hoa chiếm ưu thế.Đế quốc Trung Hoa là một cường quốc trong khu vực và có ảnh hưởng đối với các quốc gia triều cống và láng giềng, trong đó có Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam. Trong lịch sử cổ điển, bốn nền văn hóa chia sẻ một hệ thống đế quốc chung dưới các vị hoàng đế tương ứng. Các phát minh của Trung Quốc chịu ảnh hưởng và đến lượt lại bị ảnh hưởng bởi những đổi mới của các nền văn hóa khác trong quản trị, triết học, khoa họcnghệ thuật. Chữ viết cổ điển của Trung Quốc (Văn ngôn) đã trở thành ngôn ngữ chung trong khu vực để trao đổi văn học. Ngày nay, Trung Quốc đại lục đã chuyển sang chữ Hán giản thể (điều này cũng ảnh hưởng đến cộng đồng gốc Hoa ở Malaysia và Singapore); chỉ còn Đài Loan, Hồng Kông, và Ma Cao dùng chữ Hán phồn thể.Vào thời đại Edo (江戸時代 (Giang Hộ thời đại), Edo jidai?) của Nhật Bản, những nhà Nho học Nhật Bản và nhà Nho học Triều Tiên thường dùng phương thức bút đàm để tranh luận về vấn đề Nho học; các sứ giả đến từ An Nam và các sứ giả đến từ Triều Tiên viết tặng nhau những bài thơ chữ Hán.Vào cuối lịch sử cổ điển, tầm quan trọng của văn học cổ điển Trung Quốc giảm dần khi Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam đều sử dụng phương tiện văn học của riêng mình. Nhật Bản phát triển các hệ chữ KatakanaHiragana, Triều Tiên phát triển Chosŏn'gŭl, Việt Nam phát triển chữ Nôm và chấp nhận chữ Quốc Ngữ từ bảng chữ cái Latin của các nhà truyền giáo châu Âu trong nước. Văn học cổ điển viết bằng chữ Hán dù sao vẫn là một di sản quan trọng của các nền văn hóa Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam. Trong thế kỷ 21, những ảnh hưởng tư tưởng và văn hóa của Nho giáoPhật giáo vẫn hiển hiện trong các học thuyết xã hội và văn hóa cao.